Gia quyến Hán_Quang_Vũ_Đế

Thế phả nhà Hán:nhánh Thung Lăng



1
Hán Cao Tổ
?-195TCN
256-195TCN
 
 
 
5
Hán Văn Đế
180-157TCN
202–157TCN
 
 
 
6
Hán Cảnh Đế
157-141TCN
188–141TCN
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
7
Hán Vũ Đế
140-87TCN
156-87TCN
 

Trường Sa vương
Lưu Phát
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
8
Hán Chiêu Đế
95–74TCN
87-74TCN
 
Trường Sa
Đái vương
Lưu Dung
 
Thung Lăng hầu
Lưu Mãi
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Thung Lăng hầu
Lưu Hùng Cừ
 
Thái thú
Uất Lâm
Lưu Ngoại
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Thung Lăng hầu
Lưu Nhân
 
Đô uý
Cự Lộc
Lưu Hồi
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Phàn Nhàn Đô
 
huyện lệnh
Lưu Khâm
 
Lưu Lương
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lưu Trọng
 
Lưu Diễn
 
Hán Quang Vũ Đế
25-57
(6TCN–57)
  • Xem Thế phả Hán Quang Vũ Đế trong nhà Tây Hán
  • Thân phụ: Lưu Khâm [劉欽].
  • Thân mẫu: Phàn Nhàn Đô [樊嫻都; ? - 22], con gái Phàn Trọng (樊重).
  • Tự phụ: Hán Nguyên Đế Lưu Thích. Vì Hán Quang Vũ Đế lên ngôi lấy nghĩa là ["Tức sự Đại tông"; 即事大宗], mang ý sẽ nối dõi dòng Đại tông từ Hán Văn Đế trở đi. Theo ý này, Hán Tuyên Đế sẽ là ["Tổ"; 祖], còn Nguyên Đế là ["Phụ"; 父] đối với Hán Quang Vũ Đế. Cũng vì lý do này mà cha mẹ ruột của Hán Quang Vũ Đế không được truy tôn Đế hiệu và Hậu hiệu[72][73].
  • Thân thuộc:
  1. Lưu Hoàng [劉黃], tước Hồ Dương công chúa (湖暘公主), lấy Hồ Trân (胡珍). Chị cả trong 6 anh chị em.
  2. Lưu Nguyên [劉元], tước Tân Dã Trưởng công chúa (新野長公主), lấy Đặng Thần (鄧晨), chết trong chiến loạn (năm 22). Lớn thứ 2 trong 6 anh chị em.
  3. Lưu Diễn [劉縯], tướng quân Lục Lâm, bị Lưu Huyền giết, truy làm Tề Vũ vương (齊武王). Lớn thứ 3 trong 6 anh chị em.
  4. Lưu Trọng [劉仲], chết trong chiến loạn, truy làm Lỗ Ai vương (魯哀王). Lớn thứ 4 trong 6 anh chị em.
  5. Lưu Bá Cơ [劉伯姬], tước Ninh Bình công chúa (寧平公主), lấy Lý Thông. Em út trong 6 anh chị em.
  • Hậu phi:
Danh hiệuTênSinh mấtQuê quánCha mẹGhi chú
Phái Vương thái hậu
(沛王太后)
Quách Thánh Thông
郭聖通
? - 52Cảo huyện, Chân ĐịnhThân phụ Quách Xương (郭昌)
Thân mẫu Quách chủ Lưu thị
Xuất thân dòng dõi Chân Định Quách thị, mẹ Quách chủ là con gái của Chân Định Cung vương Lưu Phổ. Khi ấy cưới Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú, đã có nguyên phối là Âm Lệ Hoa. Năm đầu Kiến Vũ, đồng phong Quý nhân.

Năm Kiến Vũ thứ 2 (26), lập làm Hoàng hậu, năm thứ 17 (41) bị phế. Không như các Phế hậu khác bị giữ ở biệt cung, Quách thị được Quang Vũ Đế phong làm Phái Vương thái hậu, đi theo Phái Hiến vương Lưu Phụ đến Phái quốc, sống hết phần đời còn lại ở đó.

Sinh Đông Hải Cung vương Lưu Cương, Phái Hiến vương Lưu Phụ, Tế Nam An vương Lưu Khang, Phụ Lăng Chất vương Lưu Diên cùng Trung Sơn Giản vương Lưu Yên.

Khi mất, được dùng nghi lễ trọng thể của một Vương thái hậu để an táng phía Bắc của Nguyên lăng - lăng của Hán Quang Vũ Đế.

Quang Liệt hoàng hậu
(光烈皇后)
Âm Lệ Hoa
陰麗華
5 - 64Tân Dã, Nam DươngThân phụ Âm Lục (陰陸)
Thân mẫu Nam Dương Đặng thị
Xuất thân dòng dõi Tân Dã Âm thị, hậu duệ của Quản Trọng thời Chiến quốc. Cùng quê với Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú, được thú làm nguyên phối phu nhân (vợ cả).

Năm đầu Kiến Vũ, cùng với Quách Thánh Thông đồng phong Quý nhân. Năm Kiến Vũ thứ 17 (41), Quang Vũ Đế phế Quách hậu, Âm Lệ Hoa trở thành Kế Hoàng hậu.

Sinh Hán Minh Đế Lưu Trang, Đông Bình Hiến vương Lưu Thương, Quảng Lăng Tư vương Lưu Kinh, Lâm Hoài Hoài công Lưu Hành cùng Lang Tà Hiếu vương Lưu Kinh.

Sở Vương thái hậu
(楚王太后)
Hứa thị
許氏
? - 86??Nguyên phong Mỹ nhân (美人), sinh ra một người con trai duy nhất là Sở vương Lưu Anh.

Khi Quang Vũ Đế băng, bà trở thành Sở Vương thái hậu và đến phong địa để sống. Về sau, con trai bà là Sở vương Lưu Anh tạo phản, nhưng bà vẫn được phụ dưỡng chu đáo tại Sở cung. Sau khi Lưu Anh tự sát, Hán Minh Đế hạ chiếu an ủi Hứa Thái hậu, vỗ về và tiếp tục cho bà ở lại chỗ cũ an dưỡng[74].

Năm Nguyên Hòa thứ 3 (86), Hứa Thái hậu qua đời, Hán Chương Đế khiển Quang Lộc đại phu cầm tiết điếu từ, ban cho 500 vạn tiền lo liệu tang sự.

Hậu duệ

#Danh hiệuTênSinhMấtMẹGhi chú
Hoàng tử
1Đông Hải Cung vương
(東海恭王)
Lưu Cương
劉疆
25
Kiến Vũ nguyên niên
58
Vĩnh Bình nguyên niên
Quách Thánh ThôngNăm Kiến Vũ thứ 2 (26), lập làm Hoàng thái tử.

Năm Kiến Vũ thứ 27 (41), Quách hoàng hậu bị phế truất. Lưu Cương trong tâm bất an, bèn nhường lại vị trí Thái tử cho Minh Đế. Năm thứ 19 (43), chính thức phong làm Đông Hải vương (東海王), năm thứ 28 (52) thì về đất phong.

Bởi vì Lưu Cương không phải bị phế mà thành phiên vương, nên Hán Quang Vũ Đế đặc biệt cho phép dùng nghi lễ Thiên tử mà về nước. Lại tăng đất phong, hợp thành 29 huyện.

Có một con gái là Tỷ Dương công chúa (沘暘公主), mẹ của Chương Đức Đậu hoàng hậu.

2Phái Hiến vương
(沛献王)
Lưu Phụ
劉輔
?84
Nguyên Hòa nguyên niên
Quách Thánh ThôngNăm Kiến Vũ thứ 15 (39), phong làm Tả Dực công (右翊公), năm thứ 17 (41) cải phong Trung Sơn vương (中山王). Năm Kiến Vũ thứ 20 (44), chính thức cải phong Phái vương (沛王), năm thứ 28 (52) thì về đất phong.

Lưu Phụ giỏi kinh thư, có "Phái vương thông luận" (沛王通论), ở Phải quốc có tiếng cẩn trọng giữ mình, được xưng tụng làm Hiền vương, Hán Minh Đế kính trọng nên thường thêm ban thưởng. Qua đời thời Hán Chương Đế.

3Sở vương
(楚王)
Lưu Anh
劉英
?71
Vĩnh Bình thứ 14
Hứa mỹ nhânNăm Kiến Vũ thứ 15 (39) tấn phong Sở công (楚公), năm thứ 17 (41) chính thức thành Sở vương, năm thứ 28 (52) thì về đất phong.

Khi ấy, Hứa mỹ nhân vô sủng, nên Lưu Anh trong số các hoàng tử là có phong quốc tệ nhất. Năm Kiến Vũ thứ 30 (54), lấy 2 huyện của quận Lâm Hoài là huyện Lự cùng huyện Cần Xương quy về Sở quốc. Khi Minh Đế làm Thái tử, Lưu Anh thường phò trợ đi theo, nên tình cảm hai anh em tương đối tốt đẹp. Khi Minh Đế đăng cơ, gia thưởng không ít. Năm Vĩnh Bình nguyên niên (58), đặc phong cậu của Lưu Anh là Hứa Xương (许昌) làm Long Thư hầu (龍舒侯).

Năm Vĩnh Bình thứ 13 (70), bị tố mưu phản, tước đi Sở vương phong hiệu, đày đến huyện Kính thuộc quận Đan Dương, canh thực ấp 500 hộ. Con cái là Liệt hầu, Ông chúa như cũ, mẹ là Hứa Thái hậu vẫn lưu lại Sở cung. Năm sau (71), sau khi đến Đan Dương thì tự sát. Hán Minh Đế hạ chiếu khiển Quang Lộc đại phu cầm tiết điếu từ, tặng mũ như cựu lệ, thêm ban Liệt hầu ấn tín và dây đeo triện, lấy chư hầu lễ táng tại huyện Kính.

4Hiếu Minh hoàng đế
(孝明皇帝)
Lưu Trang
劉莊
15 tháng 6, 285 tháng 9, 75Âm Lệ HoaNguyên danh Lưu Dương (劉暘). Năm Kiến Vũ thứ 15 (39), được phong làm Đông Hải công (東海公). Năm thứ 17 (41), được phong Đông Hải vương (東海王). Năm Kiến Vũ thứ 19 (43), lập làm Hoàng thái tử.

Khi ông được 10 tuổi, Quang Vũ Đế khen ngợi gọi là Ngô Quý Tử (吴季子), điều này càng làm triều đình chấn động. Ngô Quý Tử, cũng gọi Ngô Quý Trát, là con trai thứ tư của Ngô vương Ngô Thọ Mộng, vốn dĩ không có tư cách kế thừa Vương vị, nhưng Thọ Mộng lại hi vọng đứa con này kế thừa, cho nên con cả của Thọ Mộng là Ngô Chư Phàn quyết liệt xin nhường Trữ vị cho Quý Tử, nhưng Quý Tử kiên quyết từ chối. Nhìn đây có thể suy ra, Quang Vũ Đế thực sự mong Lưu Dương kế vị, nhưng lại sợ gia tộc họ Âm sẽ là điều liên lụy Lưu Dương, khiến Lưu Dương không thể kế vị.

Thế nhưng, Lưu Dương khi nghe xong lại nói:"Ngu dốt vô cùng!", cho thấy thái độ không chịu nhường ai của Lưu Dương.

5Tế Nam An vương
(濟南安王)
Lưu Khang
劉康
?97
Vĩnh Nguyên thứ 9
Quách Thánh ThôngNăm Kiến Vũ thứ 15 (39), sơ phong Tế Nam công (濟南公; 39), năm thứ 17 (41) cải phong Hoài Dương vương (淮暘王; 41), năm thứ 28 (52) về đất phong.

Năm Kiến Vũ thứ 30 (54), lấy 6 huyện của quận Bình Nguyên là huyện Chúc A, An Đức, Triều Dương, Bình Xương, Thấp Âm, Trọng Khâu làm Tế Nam quốc, cũng cải tên Vương tước thành Tế Nam vương.

6Đông Bình Hiến vương
(東平憲王)
Lưu Thương
劉蒼
?83
Kiến Sơ thứ 8,
Âm Lệ HoaNăm Kiến Vũ thứ 15 (39), sơ phong Đông Bình công (東平公), năm thứ 17 (41) cải phong Đông Bình vương (東平王). Thực ấp ở đất Vô Diệm (nay là Đông Bình, Thái An, tỉnh Sơn Đông).

Trong lịch sử Đông Hán, ông nổi tiếng là một người hay văn thơ, phụ chính thời Hán Minh Đế và vị trí còn trên cả Tam công. Sau vì lo sợ mà quay về đất phong Đông Bình quốc, rút khỏi chính trường.

7Phụ Lăng Chất vương
(阜陵质王)
Lưu Diên
劉延
?89
Vĩnh Nguyên nguyên niên
Quách Thánh ThôngNăm Kiến Vũ thứ 15 (39), sơ phong Hoài Dương công (淮暘公), năm thứ 17 (41) cải phong Hoài Dương vương (淮暘王). Năm Kiến Vũ thứ 28 (52), về đất phong. Năm Kiến Vũ thứ 30 (54), lấy 4 huyện của quận Nhữ Nam là Trường Bình, Tây Hoa, Tân Dương cùng Phù Lạc quy thành Hoài Dương quốc.

Năm Vĩnh Bình thứ 16 (73), Lưu Diên cùng Tạ Yểm (谢弇), Phò mã của Quán Đào công chúa là Hàn Quang (韩光) chiêu gian hoạt, tác đồ sấm. Cả Tạ và Hàn đều bị xử tử, còn Lưu Diên cải phong thành Phụ Lăng vương (阜陵王). Thời Hán Chương Đế, Lưu Diên cùng con trai Lưu Phường (劉魴) lại âm mưu tạo phản, bị Chương Đế giam cầm đến chết.

8Quảng Lăng Tư vương
(廣陵思王)
Lưu Kinh
劉荊
?67
Vĩnh Bình thứ 10
Âm Lệ HoaNăm Kiến Vũ thứ 15 (39), sơ phong Sơn Dương công (山暘公), năm thứ 17 (41) cải phong Sơn Dương vương (山暘王).

Sau khi Hán Quang Vũ Đế qua đời, viết thư mạo nhận Đại hồng lư Quách Huống là cậu của Đông Hải vương Lưu Cương, xúi giục Lưu Cương tạo phản soán vị. Sự tình bại lộ, Hán Minh Đế niệm tình là anh em cùng mẹ nên giam cầm ở Hà Nam cung. Năm Vĩnh Bình nguyên niên (58), cải phong Quảng Lăng vương (廣陵王), đất phong nay tại Dương Châu, tỉnh Giang Tô.

9Lâm Hoài Hoài công
(临淮懷公)
Lưu Hành
劉衡
?15 tháng 8, năm 41
Kiến Vũ thứ 17
Âm Lệ HoaNăm Kiến Vũ thứ 15 (39), thụ phong Lâm Hoài công (臨淮公).

Mất sớm.

10Trung Sơn Giản vương
(中山简王)
Lưu Yên
劉焉
?90
Vĩnh Nguyên thứ 2
Quách Thánh ThôngNăm Kiến Vũ thứ 15 (39), phong Tả Dực công (左翊公), năm thứ 17 (41) cải phong Tả Dực vương (左翊王). Năm Kiến Vũ thứ 30 (54), chính thức phong Trung Sơn vương (中山王).

Năm Vĩnh Bình thứ 2 (59), về phong quốc, nhưng do Quách Thái hậu yêu con, nên có đặc quyền lui tới kinh sư.

11Lang Tà Hiếu vương
(琅邪孝王)
Lưu Kinh
劉京
?81
Kiến Sơ thứ 6
Âm Lệ HoaNăm Kiến Vũ thứ 15 (39), phong Lang Tà công (琅邪公), năm thứ 17 (41) cải phong Lang Tà vương (琅邪王). Ông nổi tiếng có tính hiếu, lại ham học.

Năm Vĩnh Bình thứ 2 (59), Hán Minh Đế lấy 3 huyện của quận Thái Sơn là Cái, Nam Vũ Dương, Hoa cùng 3 huyện của quận Đông Lai là Xương Dương, Lư Hương cùng Đông Mưu hợp lại thành Lang Tà quốc. Năm Vĩnh Bình thứ 6 (62), trở về đất phong. Ông qua đời thời Hán Hòa Đế.

Hoàng nữ
1Vũ Dương Trưởng công chúa
(舞暘長公主)
Lưu Nghĩa Vương
劉義王
??Không rõNăm Kiến Vũ thứ 15 (39), thụ tước Vũ Dương Trưởng công chúa, là Trưởng công chúa đầu tiên.

Hạ giá Lương Tùng (梁松), con trai của Lương Thống (梁统). Năm 83, nhà họ Đậu vu cáo nhà họ Lương, em trai của Lương Tùng là Lương Tủng (梁竦), ông ngoại của Hán Hòa Đế, tằng tổ của Lương Ký, bị giam và chết trong ngục. Công chúa bị liên lụy, biếm xuất đến Tân Thành.

2Niết Dương công chúa
(涅暘公主)
Lưu Trung Lễ
劉中禮
??Không rõNăm Kiến Vũ thứ 15 (39), thụ tước Niết Dương công chúa. Thời Hán Chương Đế tôn Trưởng công chúa sau khi Vũ Dương Trưởng công chúa qua đời.

Hạ giá lấy Đậu Cố (窦固), cháu nội của Khai quốc công thần Đậu Dung (窦融); Dung là cụ của Chương Đức Đậu hoàng hậu của Hán Chương Đế.

3Quán Đào công chúa
(馆陶公主)
Lưu Hồng Phu
劉紅夫
??Không rõNăm Kiến Vũ thứ 15 (39), thụ tước Quán Đào công chúa. Hạ giá Hàn Quang (韓光).

Sau Hàn Quang cùng Hoài Dương vương Lưu Diên mưu phản, tự sát.

4Dục Dương công chúa
(淯暘公主)
Lưu Lễ Lưu
劉禮劉
??Có thuyết là Quách Thánh ThôngNăm Kiến Vũ thứ 17 (41), thụ tước Dục Dương công chúa. Hạ giá An Dương hầu Quách Hoàng (郭璜), con trai của Quách Huống (郭况) - em trai Quách Thánh Thông.
5Ly Ấp công chúa
(酈邑公主)
Lưu Thụ
劉绶
??Không rõNăm Kiến Vũ thứ 21 (45), thụ tước Ly Ấp công chúa. Hạ giá Tân Dương hầu Thế tử Âm Phong (陰豐), con trai của em trai Âm hoàng hậu là Âm Tựu (陰就).

Năm Vĩnh Bình thứ 2 (59), Công chúa bị chồng giết hại, Âm Phong cùng Âm Tựu bị ép tự sát.